Saturday, April 16, 2011

Khắc phục phanh đĩa bị cạ

Khắc phục tình trạng bó phanh đĩa trước

“Người khôn ăn nói nửa chừng…
Để cho kẻ dại nửa mừng, nửa lo”

 Nguyên văn bởi saker 
Cái cụm phanh không phaỉ là đưngs yên đâu. không phaỉ khi bóp phanh thì chỉ có 2 má phanh áp sát vaò điã đâu. Khi bóp phanh thì việc 2 má phanh áp vaò điã là tất nhiên, nhưng cả cụm phanh nó cũng chuyển động ra vaò trên 2 trục mà có caí nắp cao su đó. chuyển động naỳ phải tốt thì nó xẽ lưạ cho 2 má phanh luôn cách đều điã một khoảng nhất định, làm cho bánh xe quay nhẹ nhàng. 2 caí trục naỳ rất dễ bị buị bẩn chui vaò làm cho việc chuyển đôngj cuả cụm phanh khó khăn gây nên một bên má phanh sát vaò điã gây nên bánh khhong quay đươcj. sau môtj thơì gian sẽ mòn 1 bên má phanh ( ko tin cứ để thế đi thử xem). muốn khăc phục chỉ việc baỏ dưỡng 2 caí trục naỳ, không đươcj bôi mỡ vì sẽ băts buị.

Vấn đề về phanh đĩa trước có rất nhiều, mà nhiều nhất là tình trạng bó phanh. Rất nhiều người bị vấn đề này từ phanh zin, đến phanh độ, Nissin, Brembo, Racing Boy… Các phàn nàn có trên rất nhiều diễn đàn, điển hình như:

Mình cũng có một bài viết về tình trạng bó phanh của Nouvo LX (xe zin, phanh zin) tại địa chỉ:
Trong tất cả các trả lời thì gợi ý của bác saker là đáng chú ý nhất, nhưng khi hỏi lại thì bác ý chẳng chịu trả lời thêm. Thôi thì em nhận là dại, mừng vì được bác chỉ lối, và lo vì từ đây phải tự mày mò.

Dẫn nhập vậy đủ rồi. Hôm nay mình xin mở topic này để chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc khắc phục tình trạng bó phanh, mong các bác góp ý nhiệt tình.
Trước hết để chỉnh được phanh đĩa, ta phải hiểu về nó.
Trên hệ thống phanh xe Nouvo LX, Caliph (gồm má phanh và piston thủy lực) là loại caliph động. “Calip động có cấu tạo đơn giản hơn calip tĩnh, thường chỉ dùng một piston. Calip được lắp trên một giá, giá được gắn với trục dẫn hướng bằng bu lông. Do calip được gắn vào giá nên nó có thể chuyển động tương đối theo chiều ngang so với đĩa phanh. Khi phanh, piston tác động vào mặt trong của má phanh trong, đẩy má phanh ép sát vào mặt đĩa, calip tác động vào má phanh ngoài, đẩy má phanh ngoài ép vào mặt đĩa. Calip có lực đẩy má phanh ngoài nhờ lực phản lực. Điều này được giải thích trong định luật: “Trong môi tác động, lực tác động và phản lực bằng nhau”. Vì thế, khi áp suất thủy lực đẩy vào piston bao nhiêu thì cũng có phân lực đẩy vào cuối của piston bấy nhiêu nhưng theo chiều ngược lại. Do vậy lực ép ở má phanh bên pistton và bên calip luôn bằng nhau. Tùy vào kích thước của piston, calip có thể tạo ra lực ép khoảng 10000 pounds (4.4545 kg)”.
Hình sau là các bộ phận thực tế của phanh Nouvo LX:




Hình sau mô tả hệ thống phanh đĩa hoạt động:

1. Trước khi bóp phanh, 2 má phanh cách đều đĩa phanh một khoảng hở (rất nhỏ, khoảng 0.3 - 0.5 mm), piston áp sát vào má phải, gờ của caliper (tra từ điển chẳng ra được từ kỹ thuật gì nên tạm để vậy) áp sát vào má phanh trái (như hình)
2. Khi bóp phanh, dầu thủy lực (Dot 3, dot 4) từ xy-lanh chính bị dồn xuống caliper, tạo sức ép lên piston đẩy pitton sang trái và ép má phanh phải vào đĩa phanh (mũi tên xanh). Ngay khi pitton bị đẩy thì theo định luật Newton, sẽ có phản lực cùng phương, khác hướng và cùng độ lớn xuất hiện. Chính phản lực này làm cho caliper bị đẩy về phải, ép má phanh trái vào đĩa phanh. Đĩa phanh bị kẹp giữa 2 má phanh, lực ma sát xuất hiện nên hãm tốc độ xe máy lại.
3. Vậy khi nhả phanh thì sao? Rất tiếc là tới đây, tài liệu mình tìm được không nói về nó. Mình thì không phải dân kỹ thuật động lực nên không dám nói bừa. Chỉ có suy nghĩ là: Khi nhả phanh, dầu thủy lực được hồi trở về bình dầu, pittong không còn chịu lực ép nên thụt lùi trở lại về bên phải, phản lực sinh ra đẩy caliper về bên trái, 2 má phanh được kéo ra không còn áp vào đĩa phanh nữa.
Đây là suy nghĩ nông cạn, có gì sai sót mong các bác chỉ giáo!

Vậy má phanh bị bó khi nào? Theo các trả lời trên các diễn đàn thì nguyên nhân là do:
- - Bề mặt pitton bị trầy xước, bong tróc lớp xi nên ra vào không trơn tru
- - Vòng zoăng cao su trong giá đỡ pitton lâu ngày bị biến dạng, sứt mẻ nên cản trở chuyển động ra vào của pittong.
- - Dầu phanh kém chất lượng: đẩy tới thì được mà hồi về thì không nên pitton đứng im.
- - Đĩa phanh bị cong, vênh (ô-van) do ngã xe nên cho chỗ vênh cạ vào má phanh.

OK. Trong trường hợp xe mình, mình loại bỏ nguyên nhân đĩa phanh bị vênh, vì chưa hề bị ngã hay bị đâm xe lần nào. Trong lần bảo dưỡng gần đây nhất, mình có nhờ kỹ thuật viên YMH kiểm tra và anh ta xác nhận đĩa bình thường.
Còn 3 nguyên nhân kia chỉ biết được khi tháo phanh ra thôi. OK, tháo nào!

Trình tự tháo phanh:
1. Tháo 2 con ốc bắt giá đỡ phanh bằng khóa 14. Gỡ được cụm phanh ra khỏi đĩa phanh.

2. Dùng kìm lấy 2 khóa chốt ra, tháo khóa chốt ra. Gỡ 2 miếng má phanh ra. (Các chi tiết này rất dễ tháo):

** Để dễ dàng lấy pittong ra khỏi caliper, ta nên xả hết dầu phanh ra.

*Chú ý: Dầu phanh là chất ăn mòn, dễ làm bong tróc sơn. Vì vậy phải cẩn thận khi thảo bỏ dầu phanh. Nên để một giẻ ướt nước bên cạnh. Nếu có bị dầu phanh bắn vào tay, chân, vành xe, dàn áo thì dùng giẻ ướt lau ngay.

3. Bóp tay phanh để dầu thủy lực đẩy pitton ra hết cỡ, rồi để nguyên đấy

4. Vặn con ốc bắt dây phanh với cụm caliper ra. Hứng khay phía dưới, dầu phanh sẽ chảy ra hết. Bóp tay phanh vài lần cho dầu trên bình chảy hết ra.



5. Sau đó dùng kìm, lót miếng giẻ sạch (bắt buộc phải có) vào thành pittong, xoay và lôi mạnh tay tí để lấy pittong ra.


6. Sau khi lấy pitton ra thì dùng xà phòng và giẻ mềm lau sạch nó. Kiểm tra xem bề mặt pitton có bị trầy xước rỉ sét không. Trong trường hợp của mình, nó hoàn toàn bóng loáng (xe chạy chưa được 1 năm mà). Vậy là nguyên nhân hư pittong được loại trừ



7. Nhìn vào trong caliper, ta sẽ thấy vòng zoăng cao su, dùng kẹp nhẹ nhàng lấy nó ra, lau sạch dầu bằng bông gòn, nhẹ tay thôi. Xong xuôi kiểm tra xem zoăng có bị biến dạng, kéo dãn, hay sứt mẻ gì không. Trong trường hợp của mình nó hoàn toàn ổn thỏa. Kiểm tra xong vòng zoăng thì lắp nó vào vị trí.

8. Lau chùi sạch sẽ toàn bộ cụm phanh bao gồm: caliper, má phanh, giá đỡ phanh, chốt bắt 2 má phanh, khóa chốt v.v.

9. Tháo luôn cả giá đỡ phanh ra khỏi caliper. Lôi nhẹ nó ra là được. Kiểm tra 2 nắp cao su xem có bị bẩn không. Nêu có thì vệ sinh luôn. Sau khi xong thì lắp lại vào caliper.



10. Thay dầu phanh:
Theo khuyến cáo nên dùng dầu Dot 3 hoặc Dot 4. Ra ngoài tiệm dầu thì họ bán bình lớn, dùng nạp cho hệ thống phanh xe hơi, hơn 100K lận. Đắt quá nên chạy sang tiệm phụ tùng xe máy hỏi mua dầu phanh thủy lực, họ đưa cho cái hộp này:


Nó chỉ 5k/lọ. Chẳng có nhãn mác gì, hỏi người bán là Dot 3 hay 4 thì cũng chẳng biết, chỉ biết là dầu phanh đĩa. Thôi cứ lấy xài.
Về việc thay dầu phanh, có rất nhiều hướng dẫn thay bằng cách nạp dầu phanh từ trên bình dầu xuống. Sau khi vọc hết 4 bình dầu, mình thấy cách này không hiệu quả trong việc loại trừ hết không khí trong hệ thống dầu (thợ ngoài gọi là xả e (air: không khí). Mình xin chia sẻ cách thay như sau:

10.1. Bình dầu của Nouvo LX nằm trong lớp áo trên đầu, nên phải tháo lớp áo ra. Trình tự tháo các ốc như sau:



10.2. Sau khi tháo ốc xong, nhẹ nhàng tách vỏ áo trước ra. Có các khớp nhựa nên phải nhẹ tay, giật mạnh là gãy hết các mấu nhựa rồi sau đó than “Sao xe em chạy nghe rè rè phía trước”
Không cần phải tháo hoàn toàn vỏ nhựa ra, chỉ để nó hở ra cái bình dầu là được.


10.3 Dùng tuốc-nơ-vít 4 cạnh tháo nắp bình dầu ra, ta được các phụ kiện như hình



10.4. Nếu còn dầu đọng lại hay thấy chất bẩn trong bình dầu, dùng giẻ sạch khô lau chùi hết.

10.5 Đổ một ít dầu mới vào bình như hình sau (Không đổ đầy bình)



10.6. Đậy nắp bình dầu lại, phủ một tấm giẻ ẩm nước lên trên (Tránh bị dầu bắn ra làm hư hại các chi tiết khác)


10.7. Vặn ốc xả dầu (nối dây phanh với caliper) vào lại caliper cho chặt. Nếu trước đó ốc xả gió có vặn ra thì bây giờ cũng xiết vào luôn.

10.8. Ngửa Caliper lên, đổ dầu vào hốc chứa pittong, đổ đến ngang vạch zoăng cao su thì ngừng (đừng đổ đầy).


10.9. Lắp pittong vào hốc vừa đổ dầu vào, ấn pittong vào. Ban đầu sẽ thấy nó vào được một tý dễ dàng, sau thấy rất là nặng, dùng cả 2 tay mà chưa chắc đã đẩy tiếp được pitton vào. Vì lúc này các bác phải dồn dầu thủy lực trong caliper chạy ngược lên trên bình dầu.




Bác nào cơ bắp cỡ Arnold Schwarzenegger, và có thể ấn tiếp được pitton thì cứ tiếp tục, bác nào yếu yếu như em thì làm như sau:
Lượt ngược caliper xuống (không lo dầu chảy ra đâu vì lúc này pittong vào được một tý đã bịt kín hốc rồi), dùng đầu cán vít dài đưa vào lòng pittong. Đầu kia của vít kê lên cái gì đó cho vừa chiều cao. Ấn caliper xuống thẳng góc với mặt đất. Lực phản lực lại được tạo ra giúp đẩy pitton tiến sâu vào trong hốc dễ dàng. * Lưu ý: Không nên ấn pitton lọt hẳn vào trong hốc. Vì để phòng trường hợp hệ thống dầu có vấn đề gì cần lấy pittong ra thì mình còn kẹp kìm vào mép mà lấy ra được.


10.10. Lên kiểm tra bình dầu, mở nắp ra các bác sẽ thấy mức dầu tăng lên một ít (Do dầu dưới hốc caliper bị đẩy ngược lên), đồng thời sẽ thấy có bọt khí trong bình dầu. Đây là các bọt khí có trong hệ thống ống dầu bị dầu từ caliper đẩy ngược lên (Dưới sức ép của dầu, phần lớn khí trong hệ thống phanh sẽ bị đẩy ngược lên bình dầu hết)

10.11. Lắp lại nắp dầu vào bình dầu. Lắp 2 má phanh, lắp chốt, lắp khóa chốt vào lại caliper. Lắp toàn bộ cụm phanh vào vị trí ban đâu

10.12. Bóp tay thắng rồi nhả vài lần như thế để đẩy pittong ra chạm vào má phanh. Khi thấy nặng tay thì vẫn giữ nguyên việc bóp tay thắng, dùng cờ-lê 8 vặn ốc xả gió ra khoảng 1 vòng, sẽ thấy dầu bắn ra vào có thể kèm cả bọt khí. Tiếp tục bóp cho hết hành trình tay phanh, sau đó xiết ốc gió lại. Mục đích của bước này là giúp xả gió (air) còn dư lại trong hệ thống phanh.

Như vậy ta đã thay xong dầu cho phanh. Thử xem xe còn bị bó không nào! Dựng chân chống giữa lên, nâng bánh xe lên, bóp nhả bóp nhả! Hu hu hu! Xe vẫn bị hơi bó như vậy (Đây là xe của mình nha!).
Tới đây các bác cũng thấy là mình đã loại trừ hết sạch các nguyên nhân gây ra bó phanh: đĩa không vênh, cao su không hư, pittong ổn thỏa, dầu phanh vừa thay xong. Tại sao vẫn bó???
Mình lôi xe ra chạy một vòng, không hề dùng phanh trước, sau 3 cây, xuống xe sờ thử phanh thì thấy vẫn ấm nóng. Khẳng định: má phanh vẫn quá áp sát vào đĩa phanh.

AI CỨU TÔI VỚ…I….I…..I !
..........................................................!
........................................................................!
....................................................................................!


11. Trong khi chờ các bác tư vấn, mình xin tự cứu mình bằng cách độ như sau:

a/ Ý tưởng: Dùng 2 lò xo chèn vào giữa 2 má phanh. Khi bóp phanh, lực phanh tạo ra rất lớn (10000 pounds) nên nó thừa sức ép 2 lò xo vào, má phanh bám vào đĩa phanh và phanh như thường. Còn khi nhả tay phanh, lực ép bằng 0, lúc này lực nén của lò xo bị hồi trở lại tách 2 má phanh ra xa đĩa phanh
b/ Hiện thực hóa:
11.1 Tháo ruột bút bi bấm ra, lấy được cái lò xo. Cắt ngắn nó khoảng 2cm.

11.2 Chạy ra mấy tiệm điện, hỏi mua lò xo. Chọn được cái lò xo mềm vừa đủ, có đường kính vừa với chốt khóa 2 má phanh. Cắt ngắn nó 2cm.

11.3. Dựng cái kẹp đồng lên để làm thanh trượt cho lò xo ra vào, tránh bị bung


11.4, Tìm một ống nhựa cứng, tròn, rỗng ruột, có đường kính bằng đường kính lò xo bút bi. Cắt một mẩu ngắn, rồi dùng keo 502 dán lên má phanh phải tại vị trí như hình sau.

*Lưu ý: phải dán đúng vị trí như hình chụp, dán lệch sau này lắp vào, lò xo sẽ chạm vào đĩa phanh kêu éc éc như heo vậy.


Mô phỏng việc lắp 2 cái lò xo


11.5. Lắp má phanh trái vào trước



11.6 Rồi lắp má phanh phải vào.

11.7. Lắp lò xo ruột bút bi vào. 2 đầu lo xo gắn chặt vào 2 mẫu nhựa

11.6. Lắp lò xo còn lại vào vị trí giữa 2 má phanh như hình:

11.7. Lắp chốt má phanh vào (Chốt đi xuyên qua lòng lò xo)
 

11.8. Đóng 2 khóa chốt vào.

11.9. Lắp toàn bộ phanh vào vị trí.
11.10. Bóp phanh cái, nhả phanh cái. Quay cái bánh nào. Ha ha ha! Thấy nhẹ bánh lắm, bánh quay được gần 2 vòng.
Mang ra chạy một vòng, phanh bóp vẫn ăn như trước. Thử chạy không bóp phanh trước, sau 3km kiểm tra đĩa phanh, nó……lạnh như băng. Xe chạy thấy trơn tru hơn, dắt xe không còn nghe tiếng cạ két két. Kết luận: tạm ổn.

Lúc bài này được post lên là đã chạy phanh độ được hơn 1 tháng. Tối qua mới mở ra kiểm tra xem 2 má phanh thấy nó không bị vênh hay lệch gì. Chứng tỏ 2 lò xo hoạt động tốt ép rất đều 2 má phanh.
Kết luận: Thành công! Tuy nhìn không pro lắm, nhưng đạt hiệu quả trong việc giảm bó cứng má phanh vào đĩa phanh, xe chạy trơn tru hơn, đỡ hao xăng hơn. J
Vài dòng kết bài: Có lẽ topic này là thuộc loại dài dòng nhất. Mình không có ý gì khác ngoài việc nêu vấn đề mà mình và rất nhiều người gặp phải, cách mình giải quyết và các kinh nghiệm mình có trong quá trình thực hiện.
Ở đâu còn sai sót, mong các bác chỉ giáo thêm.
          Đây là cái clip khi xe còn bị cạ phanh:

               Đây là clip khi đã chế ổn thỏa:


* CẬP NHẬT THÔNG TIN NGÀY 22/7/2013:

Sau khi đi hơn 1 năm thì má phanh bị mòn. Mình vào hãng thay 2 cái má phanh mới luôn, hết 120K/cặp. Và mình cũng bỏ luôn 2 cái lò xo chế đó, không dùng nữa. Bánh xe bây giờ quay nhẹ, quay được nhiều vòng, chứ không bị chạm như trước.
Thực tế trong quá trình sử dụng, 2 cái lò xo phát huy tốt tác dụng chống má phanh áp sát quá vào đĩa phanh. Nhưng khi bóp phanh thì thấy đúng là hơi sượng tay (Do phải chống lại lực của lò xo nữa).
Tới giờ vẫn không biết nguyên nhân tại sao lúc xe mới mua thì bị cạ má phanh như vậy! Chỉ có điều bây giờ đĩa phanh đã bị mòn nhiều sau 3 năm sử dụng!
Vài kết luận:
- Đĩa phanh nên phải đảm bảo phẳng tuyệt đối. Tránh bị ngã, đâm xe làm cong vênh đĩa
- Má phanh nên thay chính hãng, vì ở ngoài có bán loại tự chế. Rẻ hơn, nhưng sẽ không đảm bảo về độ phẳng và cứng
- Nếu bị cạ phanh nhẹ, chấp nhận để vậy mà đi. Nếu bị nặng quá, nên tìm thầy để sửa. Sửa hết cách không được thì có thể tham khảo cách làm lò xo này. (Lò xo chỉ là vạn bất đắc dĩ thôi....! Mình chỉ đưa ra 1 kinh nghiệm tham khảo, không khuyên dùng)

19 comments:

  1. xe nouvo lx mới mua của mình cũng bị như bạn. hôm nay mang ra đại lý để bảo hành nhưng nó cũng chỉ tháo má phanh ra chùi chùi rồi lắp lại. kết qua là vẫn có tiếng xẹt xẹt má phanh chạm vào địa nhưng mấy ông thợ bảo là chẳng sao, cứ yên tâm mà đi. thực ra lúc mua về mình đã thấy thế nhưng nghĩ phanh mới nên có chạm đôi chút thì đi 1 thời gian má phanh mòn đi xẽ tạo khoảng chách với đĩa phanh. nhưng mình đi hơn 1000 km rồi vẫn không thấy thay đổi gì. nay lên google tìm hiểu gặp bài viết của bạn thấy rất vui mừng. mình toan tính khi nào rảnh sẽ nắp thêm lò so như bạn. thank bạn nhiều.
    mình cũng phân van 1 điều nữa. mình đang để ý không biết lực nào làm nhả trở lại má phanh. có thể do lục đó bị cản trở nên má phanh không nhả hết. nhưng theo bài viết thì chính bạn cũng không đề cập đến vấn đề này vì không tìm thấy tài liệu. mình toan tính nếu tìm thấy nguồn gốc lực này thì chỉ cần bảo dưỡng lại linh kiện đó cũng là má phanh nhả trơn chu hơn và mình không phải lắp thêm lò so nữa.
    đúng không các ban? hihi
    mình biết là sẽ rất khó. và nếu mình không tìm ra thì cách lò so quả là thượng sách rồi.

    ReplyDelete
  2. :D Cảm ơn bạn rất nhiều, có lẽ mình cũng phải thử cách này. Hôm nọ bị quá, mòn hết cả đĩa vì mình đi mấy trăm km nên bị mòn nhiều với lại đĩa cũng cũ rồi nên đi thay. Thay cả đĩa, cả má mà vẫn cứ kêu, ra hãng thì họ cũng chịu, lại còn bảo mới nó thế, "tôi là thợ tôi thừa biết". Tức ko chịu đc. Có lẽ cách của bạn ổn đây. Cảm ơn nhiều nhé.

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. mình nghĩ cách của bạn không loại hết được không khí trong ống vì cái ống nhỏ, dầu lại nhớt không lỏng như nước nên bọt khí muốn đi lên đến bình dầu cũng khá mất thời gian (ý kiến cá nhân). Mình nghĩ nên tháo hết các past giữ ống dẫn dầu để nâng cái caliper lên cao hơn hộp dầu. Sau khi ấn piston vào rồi thì mở ốc xả số 8 trên caliper ra rồi bóp phanh và GIỮ, sẽ có chút dầu chảy ra nhưng nó đi cùng không khí. Ko nhả tay thắng trong khi xiết ốc số 8 lại. Bạn nghĩ sao?

    ReplyDelete
  5. Cách xả gió bằng ốc số 8 là cách thông thường được dùng. Mình bóp hết cả bình dầu rồi mà vẫn thấy khí vọt ra. Quá nhiều khí trong hệ thống phanh khi thay dầu nên cách xả ốc số 8 nhiều khi không hết.

    ReplyDelete
  6. xe mình bóp phanh nó giật giật đầu là do đâu ạ

    ReplyDelete
  7. bạn ơi cho mình hỏi sau 1 thơi gian gắn lò xo như vậy có nhược điểm gì ko vậy, có xảy ra gì ko, thanks bạn nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình thì thay cái vành Exciter hình sao vô là hết luôn, ko kêu nữa, chắc do các lỗ thoát madzớ trên vành đĩa đó ít nên masat nhìu, còn đĩa Ex có nhìu lỗ nên it bị bó phanh hơn

      Delete
  8. canm ơn bạn rất nhiệt tình

    ReplyDelete
  9. Tại sao lại phải đổ 1 ít dầu vào bình chứa dầu trước khi đổ dầu vào lỗ xylanh rồi ép piston lên . Làm vậy tôi chỉ thấy cản trở khí thoát ra chứ có tác dụng gì ?

    ReplyDelete
  10. hay quá, cám ơn bạn nhiều

    ReplyDelete
  11. liệu tay dầu có gây ra việc cạ má phanh ko bạn?

    ReplyDelete
  12. Xe mình cũng bị cạ như thế này.
    Đầu tiên tới tiệm gần nhà vệ sinh lại heo dầu hết 50k nhưng ráp lại vẫn bị cạ.
    Lần 2 đến Head Honda, làm vệ sinh heo dầu trên dưới, thay dầu phanh, thay xilanh chính do bị gỉ(gọi là cuppen,chỗ bình dầu) cả thảy hết 270k. Lắp vào thì quay nhẹ nhưng vài bữa lại bị cạ. Vậy là hết 320k rồi nhưng không giải quyết được vấn đề.
    Lần 3, đến Head bắt đền. Lần này được miễn công, thay 2 cục cao su (đệm cao su chốt trượt,phớt chắn bụi chốt trượt) hết 15k, vẫn bị cạ.Nhìn mặt thợ ngơ ngác. Tôi bảo thay luôn bộ gioăng heo dầu, thợ bảo hết hàng! Ổng nói tôi anh đi kiếm được thì về thay cho. Thế là xách đi head khác mua, có hàng!tốn 20k mừng quá! chạy về cho thợ thay, thợ tháo heo ra, không đúng hàng. Vậy là phải mượn xe ông thợ đi đổi, mang theo bộ gioăng cũ đi, đến nơi thì ko có hàng đó, lúc này hoang mang lắm, chạy head khác, có hàng!Mừng hết cỡ hết 30k.
    Về lắp bộ gioăng mới vô, quay bánh chạy ro ro, xe Future X Fi ốm 2010.
    Vậy là tốn 365k cả thảy.
    Giá như ngày từ đầu thay luôn cái gioăng thì chỉ mất 80k thôi là giải quyết vấn đề, ngặt nỗi thợ ngoài thì bảo gioăng này không bán, head thì bảo còn tốt không cần thay. Bạn nào bị trường hợp như mình thì rút kinh nghiệm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ rất thật tình! Kinh nghiệm của những người như bạn đi sửa trước và chia sẻ lại sẽ rất giúp ích cho độc giả tránh các chi phí không đáng sau này.

      Delete
  13. MÌNH THÌ THẤY THẾ NÀY, KHI DÙNG PHANH TRƯỚC NHIỀU THÌ SẼ LÀM NÓNG PHANH, NÊN HẠN CHẾ DÙNG PHANH TRƯỚC. THẬT RA MÌNH CŨNG KHÔNG BIẾT GÌ VỀ KỸ THUẬT (HOÀN TOÀN MÙ TỊT), XE MỚI MUA CỦA MÌNH NÓ HAY NGHE TIẾNG XÌ XÌ GIỐNG NHƯ BÁNH XE BỊ XÌ , KHI RỜ PHANH ĐĨA THÌ THẤY NÓ RẤT NÓNG , MÌNH ĐỊNH NGÀY HÔM SAU ĐI BẢO HÀNH, NHƯNG KHI ĐỂ XE KHOẢNG 1 TIẾNG THÌ PHANH HẾT NÓNG THÌ XE CHẠY KHÔNG CÒN KÊU NỮA, NÊN MÌNH NGHĨ DO KỸ NĂNG ĐIỀU KHIỂN XE , THẤY NHIỀU NGƯỜI TRÊN WEB KHUYÊN HẠN CHÊ DÙNG PHANH TRƯỚC, GIỜ MÌNH MỚI THẤY ĐÚNG (HẠN CHẾ CHỨ KHÔNG PHẢI HOÀN TOÀN KHÔNG DÙNG NHÉ) TÌNH HUỐNG CẦN THIẾT CŨNG PHẢI DÙNG PHANH TRƯỚC

    ReplyDelete
  14. Bạn đúng là có sáng tạo và tháo vát. Xe thắng đĩa sau thời gian sử dụng đều bị như vậy. Theo mình nghĩ xe bạn bị cạ đĩa do gioăng chắn dầu ở piton caliper bị nở

    ReplyDelete