Friday, October 7, 2011

Thay bóng đèn pha


Lâu giờ thấy cái bóng zin của Nouvo LX  (HS1, 35/35W) không được sáng lắm. Lại sẵn tiện nhà có con Sirius cũng vừa cháy bóng, nên nảy ra ý định tháo bóng LX lắp qua cho Si rồi sắm cho LX cái bóng mới.

I.                    Mua bóng:
Lên chợ 5giay.vn tìm được cái bóng này: Osram Silver star, đúng loại HS1, đúng công suất 35/35W, được quảng cáo là sáng hơn 50% và pha xa hơn 20m so với zin. Giá 150 xị thấy cũng OK nên quất luôn
Nhìn qua bao bì thì thấy hàng khá tốt. Tuy hiệu Osram nhưng sản xuất ở Tung Của, nhập qua Thái, rồi lại về Việt Nam thì phải. Chữ được khắc lên giá đỡ bóng luôn. Nhìn rất là bờ-rồ







II.                  Dụng cụ:
-          01 tuốc-nơ-vít 4 cạnh (tốt nhất dung loại có nam châm để khi tháo đinh vít tránh bị rơi mất vít)
-          01 bóng HS1, 35/35W
-          Đèn pin nhỏ hoặc điện thoại có đèn pin



III.                Thay bóng:
-          Theo sách HDSD thì phải tháo cả 3 ốp A,B,C tức là 2 yếm trái phải và mặt nạ trước. Mình mới tháo ốp phải ra (đứng đối diện với xe) đã thấy OK đủ khoảng trống để tháo bóng rồi, nên không cần tháo 2 cái ốp kia nữa (đỡ mất thì giờ và mất zin xe)

-          Có tổng cộng 8 đinh vít như hình sau

1.       Lần lượt tháo hết 8 vít ra ngoài






2.       Sau đó nhẹ nhàng tháo ốp phải ra, lôi thẳng góc hướng vào người mình là được; đừng giật mạnh quá. Có 1 giắc cắm đèn xi-nhan, tháo nó ra để bỏ cái yếm phải hẳn ra cho dễ làm việc.
3.       Nhìn sâu vào trong thấy nắp cao su chụp vào lỗ bắt đèn và giắc cắm bóng đèn. Đầu tiên tháo giắc cắm ra

 
4.       Sau đó tháo Nắp cao su ra. Nó có 2 cái tai, cầm từng tai một nhích nhẹ ra sau là sẽ ra thôi




 5.       Cái bóng đèn được cố đinh và khóa bởi một cái lẫy. Nhấn đầu lẫy xuống, đồng thời gạt nhẹ qua phải sẽ bung được cái lẫy ra khỏi ngàm khóa.
Đang thấy khó chụp hình thì phát hiện là con Sirius cũng xài HS1 và có cấu tạo bộ phận lắp bóng đèn tương tự nên quay clip lại cho các bác xem:

Cận cảnh cái lẫy:


6.       Sau khi bật lẫy ra, ta xoay nhẹ cái bóng qua trái để bóng ra khỏi khớp rồi nhẹ nhàng đưa bóng ra. Nói thì dễ nhưng mới đầu chưa quen làm khó lắm. Lý do là khoảng không gian hẹp, tay lại to nên khá khó xoay xở. Cần cẩn thận kẻo làm vỡ bóng.

Đây là cái bóng zin HS1 của Philips. Bóng HS1 có 3 mấu nhô ra ở phần đế: 1 to, 2 nhỏ. Khi lắp vào thì cho cái mấu to ở trên cùng như hình. 


7.       Lắp bóng mới vào. Khóa lẫy lại
8.       Lắp nắp cao su, rồi cắm giắc bóng đèn vào
9.       Dựng chân chống giữa, đề máy bật đèn kiểm tra pha/cos đèn mới có ổn không. Nếu OK thì làm tiếp
10.    Đấu lại giắc đèn xi-nhan, rồi lắp ốp phải vào.
11.    Bắt trở lại cái vít.

Xong rồi! Thưởng thức bóng mới thôi!

Saturday, April 16, 2011

Bugi

Phân biệt Bugi Denso thật và giả

 Gởi các Bác thêm thông tin về các điểm bán Bugi:
Cty TNHH-DV Đoàn Hải :đc 25/30 B1- đường Trường Chinh -Q Tân Bình TP HCM ĐT: 08.8153-083
Đại Lý Bán Lẻ của Cty TNHH-DV Đoàn Hải
1P Hưng Long, Q 10. Gần 472 Nguyễn Chí Thanh, Q 10 gặp Nhân 0909588223


Nơi này chuyên bán bugi Denso Irridium
Còn CTy UYEN Khang 214 Nguyển Trải - Q5 thì chuyên về bugi NGK thôi


Xin phép post bài từ bên Motorvietnam nhe các bác :

Phân biệt bugi thật giả
Các loại bu-gi "nhái" theo những thương hiệu nổi tiếng như Denso, NGK, xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam và gây không ít phiền toái cho khách hàng. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng để nhận dạng như bu-gi Denso có rãnh cực mát hình chữ U trong khi bu-gi NGK có vòng lót rất chắc.


Hiện tại, thị trường thiết bị phụ tùng cho cả xe hơi và xe máy bị làm giả với công nghệ khá tinh vi. Tháng 5, đội quản lý thị trường số 4, huyện Long Thành, Đồng Nai đã phải tiến hành tiêu hủy hơn 2.000 chiếc bu-gi giả nhãn hiệu của NGK. Bên cạnh đó, những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Denso cũng bị làm giả và nguồn hàng nhập chủ yếu từ Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch.

Trên thực tế, nếu không có những chi tiết đặc trưng, người tiêu dùng rất khó nhận ra đâu là bu-gi thật, đâu là bu-gi giả. Trong khi đó, bu-gi giả có thể gây nên nhiều tác hại như xe khó khởi động, hoạt động không hiệu quả, tiêu hao nhiên liệu, xe không bốc. Thậm chí, đầu bọp có thể bị mòn, thủng nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Đầu bu-gi Denso thật (trái) không bóng như bu-gi giả: Ảnh: Denso

Theo tài liệu do nhà phân phối chính thức của Denso tại Việt Nam, Xí nghiệp Vận tải và Du lịch JAC, thuộc công ty Cổ phần Ford Thăng Long, sản phẩm bu-gi Denso có những đặt điểm bề ngoài rất dễ nhận biết: Đầu điện cực (phần bằng sắt nối với đầu bọp) của bu-gi giả sáng loáng chứ không xỉn như của Denso thật. Tiếp đến là phần sứ cách điện, bu-gi Denso thật có 5 gân, in hình thương hiệu Denso và các ký hiệu sản phẩm một cách đồng đều, rất khó cạo, trong khi bu-gi giả có độ nghiêng không đều, nhòe mờ và dễ phai màu khi gặp nước. Phần ren trên bu-gi giả có đỉnh không được sắc nét và ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cũng như hoạt động của động cơ.

Các ký hiệu trên bu-gi Denso thật (trái) sắc nét hơn bu-gi giả. Ảnh: Denso

Một đặc điểm nữa trên bu-gi Denso là nhà sản xuất này khoét một rãnh chữ U trên điện cực mát để tăng cường khả năng đánh lửa. Đây là công nghệ rất phức tạp nên gần như các sản phẩm nhái không thể bắt chước. Các loại bu-gi "nhái" theo Denso chỉ có rãnh hình chữ V chứ không có hình chữ U.

Những dấu hiện cấu tạo bên trong cũng cho biết nhiều thông tin về sản phẩm. bu-gi Denso dùng loại sứ cách điện chất lượng cao nên mịn và đồng nhất, trong khi đó bu-gi giả dùng loại sứ chất lượng thấp nên thường có lỗ bọt khí. Bên cạnh đó, phần điện cực dương bu-gi Denso thật làm bằng đồng, có khả năng thoát nhiệt tốt trong khi hàng nhái được làm bằng sắt nên tốc độ giải nhiệt chậm, khi đập vỡ thường có màu đen chứ không có màu đỏ như bu-gi chính hiệu.

Một sản phẩm khác có mặt trên thị trường Việt Nam khá lâu là bu-gi NGK. Những thông tin trợ giúp và cảnh báo khách hàng về nạn bu-gi giả vẫn được NGK Spark Plug gửi tới khách hàng thường xuyên. Theo tài liệu chính thức, đặc điểm đầu tiên để nhận ra bu-gi NGK thật là chữ "NGK" viết chính giữa thân sứ trong khi các loại hàng nhái thường viết lệch lên phía trên với nét chữ không sắc. Số lô hàng của NGK được viết trên hình lục giác với 4 chữ số, trong khi bu-gi giả là hình thang vuông.

Đầu cực mát có rãnh chữ U rất đặc trưng của bu-gi Denso thật. Ảnh: Denso


Dấu hiệu nhận biết bu-gi giả. Ảnh: NGK

Đặc điểm nổi bật mà các thợ máy lâu năm dùng để nhận biết bu-gi NGK và được nhà sản xuất này khuyến cáo là vòng lót (long-đờn theo tiếng Nam Bộ hay gioăng ở ngoài Bắc) trên sản phẩm thật rất chắc, dù sử dụng một thời gian dài. Trong khi đó, ở bu-gi giả, chi tiết này chỉ cần dùng tay cũng có thể vặn ra dễ dàng.


Ngoài những dấu hiệu trên, các nhà sản xuất cũng khuyên người tiêu dùng nên bảo dưỡng thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời bu-gi giả. Các sản phẩm nhái thường có độ bền kém, có thời gian đánh lửa sớm nên dễ bám muội cũng như mòn nhanh hơn sản phẩm chính hãng.

========================================================================


  1. Bugi Denso thật và giả :)

    Mời các bác tham khảo hình ảnh thực tế. Trong đó có vài con của bác Nhân bán là hàng giả đấy.
    BUGI DENSO VỚI NÉT CHỮ DENSO RẤT ĐỀU


    BUGI DENSO (ĐÃ BỊ GÃY) VỚI NÉT CHỮ DENSO KHÔNG ĐỀU


    Denso IU24 ma anh em hay mua, gia 180k (phần chữ được dập chứ không phải khắc bằng Laser nên có chỗ lồi lõm. Rãnh chữ U lừng danh cũng thành rãnh chữ V )





















    Denso Racing (nhìn kỹ với nét khắc Laser không lem luốc đâu nha các bác)











    Nguồn: http://motorsaigon.com/forum/showthread.php?56-Th%E1%BA%AFc-m%E1%BA%AFc-v%E1%BB%81-Bugi-Denso-v%C3%A0-NGK