Tuesday, February 4, 2014

BẢO DƯỠNG TOÀN BỘ NOUVO LX

Xe đi đã 3 năm, hơn 28.000 km.
Cũng đã lâu chưa bão dưỡng lớn gì cho xe, chỉ thay dầu động cơ, lọc gió và chăm sóc nhỏ. Nay muốn bảo dưỡng lớn theo như phiếu khuyến cáo của Yamaha đính kèm

Vì xe đã hết bảo hành, nên không quan tâm đến bảo dưỡng miễn phí. Tiện việc qua Bình Thạnh nên xách xe tới một trạm 3S trên đường Nơ Trang Long và đặt vấn đề bảo dưỡng những mục 1,3,4,5,6,7,10,14,15,17 như đã tick trên, tất nhiên sẽ trả phí hoàn toàn.
Anh kỹ thuật sau khi nhìn danh sách yêu cầu, nói: "Ở đây chỉ có xe hư hỏng, trục trặc gì thì vào khắc phục. Còn những mục bảo dưỡng như thế này thì không làm vì không có thời gian" và giới thiệu mình qua Yamaha Town đường Nguyễn Văn Trỗi. Mình nằn nì và nói cố là sẽ trả phí bảo dưỡng cho các hạng mục trên và vẫn không được chấp nhận ... :-(

Nản, lại tải được cuốn bí kíp bảo dưỡng Nouvo LX nên muốn tự mình làm nữa để trải nghiệm. Mình đi mua thêm một số dụng cụ rồi bắt tay làm.

Xác định sẽ bảo dưỡng theo 19 mục được khuyến nghị trong phiếu. Dĩ nhiên có những mục không thể thực hiện được vì thiếu các dụng cụ chuyên biệt và trình chuyên môn. Trình tự cũng không thể theo như danh sách mà sẽ liên kết chéo giữa các mục tùy theo sự thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng.

I. Dụng cụ:
Nói chung dụng cụ sửa chữa thì cứ càng nhiều càng tốt. Mình chỉ điểm qua một số dụng cụ chính mình dùng như sau:
1. Bộ tuýp lục giác vặn ốc 6 cạnh, các cỡ đầu: 8, 10, 12, 14, 17 (vặn bu-gi), 23mm
2. Các cờ-lê tương ứng với các cỡ đầu lục giác trên. Cờ-lê một đầu dạng càng, một đầu tròn.
3. Dầu nhớt bôi trơn, mỡ bôi trơn đa năng (45k đồng/hộp)
4. Chai xịt RP7, 4D (để vệ sinh bình xăng con)
5. Bộ khóa lục giác vặn ốc 6 cạnh chìm
6. Máy nén khí nhỏ (dùng để vệ sinh bụi)
7. Đồng hồ vạn năng (kiểm tra phần điện)
8. Kìm, búa, mỏ-lết, v.v
9. Đèn pin
10. Cuốn bí kíp tải tại đây (Mất chương 5, ai có đầy đủ xin Share dùm)

Rửa xe sạch sẽ trước khi tiến hành bảo dưỡng

II. Tiến hành thôi:
1. Bảo dưỡng trục bánh xe trước:
Xin xem mục 4-9 đến 4-13 trong cuốn bảo dưỡng tải ở trên. Nói chung, xe chưa từng bị tai nạn (bị té, bị đâm mạnh) thì trục bánh xe, bi bánh xe sẽ không vấn đề gì. Bánh trước của mình không bị rơ khi quay, không bị lỏng khi lắc. Chỉ bị quay không được trơn tru do có thể khô mỡ.
Tiến hành tháo như sách HD. Mục đích là tra mỡ nên không cần phải tháo rời ổ bi và phanh đĩa.  Chỉ cần tháo rời được bánh trước và rút được trục ra.
- Tháo 2 con ốc bắt cụm phanh đĩa ra
- Tháo con ốc bắt trục bánh ra (ốc đầu 14). Dùng 1 tuýp và 1 cờ-lê để tháo

- Rút trục ra. Sau đó nhẹ nhàng đưa bánh trước ra. Chú ý "Cụm bánh răng công tơ mét (con cóc)" phải được gỡ nhẹ ra trước khi tháo hẳn bánh xe ra ngoài. Tránh làm đứt dây công tơ mét.
- Bánh đã tháo ra đặt lên tấm vải sạch:

- Mặt phía bên kia bánh (nơi gắn phanh đĩa và con cóc) rất bẩn do bụi bám lâu ngày.

- Ta vệ sinh sạch sẽ và bôi ít mỡ bôi trơn lên ổ bi
- Phía mặt bên kia bánh có cái phớt chắn bụi. Phớt cao su này có ren nên để lấy ra phải có dụng cụ vặn. Việc cố tình cạy ra không đúng cách có thể làm rách phớt. Hơn nữa nó chỉ có tác dụng chắn bụi nên mình khuyến cáo không tháo phớt này ra.
- Trong phớt người ta có bôi lớp mỡ bôi trơn. Qua thơi gian sử dụng, mỡ đã bị khô, vón cục. Ta nên lấy hết các mỡ khô này ra khỏi phớt. Lau chùi sạch. Sau đó quét lớp mỡ bôi trơn mới vào.

- Cụm bánh răng công tơ mét cũng rất bẩn theo thời gian
- Ta tháo con cóc ra, vệ sinh cho sạch. Rồi quét lớp keo bôi trơn vào cục để con có quay cho trơn tru.
- Cận cảnh con cóc nằm trong cụm. Chú ý để khi lắp vào cho đúng

- Càng bánh rất bẩn mà cả rửa xe áp lực cao cũng không thể xịt tới được. Nhân tiện đây thì ta nên vệ sinh cho sạch luôn
- Sau khi xong. Ta lắp cụm công tơ mét vào lại bánh xe. Rồi lắp bánh xe vào lại càng xe. Bôi ít mỡ lên trục bánh, rồi xuyên nó qua và siết ốc lại thôi.
- Xoay cái bánh kiểm tra xem. Sẽ thấy bánh xoay trơn tru và xoay được nhiều vòng hơn trước. Nhìn lên mặt đồng hồ công tơ mét thấy kim nhảy nhảy là đã lắp đúng.

2. Bảo dưỡng hệ thống phanh trước
Cụm phanh đĩa nằm ngay trên bánh trước, nên tiện lúc ta kiểm tra luôn.
- Đĩa phanh: Khoan đã lắp cụm phanh vào. Ta quay bánh trước và dùng mắt kiểm tra sơ bộ đĩa phanh xem có bị cong, vênh. Dĩ nhiên là khó nhìn hơn nhiều so với dụng cụ chuyên dùng. Tuy nhiên, nếu xe chưa bị tai nạn thì việc cong, vênh đĩa là khó xảy ra. Nếu đĩa phanh bị cong vênh, một triệu chứng có thể xảy ra là khi chạy, chỗ đĩa cong sẽ cạ vào má phanh kêu xoạt xoạt. Nhìn má phanh thấy mòn không đều là có thể do đĩa bị vênh
- Má phanh: Nếu má phanh đã mòn tới vạch chỉ thị thì nên thay ngay. Cặp má phanh này mới được thay cách đây 1 năm. Chưa mòn tới mức chỉ thị nên mình chỉ vệ sinh sạch

Vệ sinh sạch sẽ luôn cụm phanh còn lại
- Dầu phanh: Soi đèn quan sát mức dầu trên bình dầu phanh. Nếu dầu chưa cạn (mức dầu quá thấp hoặc không còn thấy), hoặc dầu đổi màu (bị đen) thì phải tiến hành thay dầu phanh. Chi tiết tham khảo thay dầu phanh, mình có đăng tại đây
Dầu phanh này mình thay năm 2011. Tới giờ mức dầu vẫn còn đầy bình và trong. Chứng tỏ hệ thống kín. Thực tế hoạt động bóp phanh trước ăn phanh và nhẹ nhàng.

3. Bảo dưỡng giảm sóc trước:
Xem sách hướng dẫn từ mục 4-38 tới 4-44
Đúng theo yêu cầu là phải thay dầu giảm xóc, nhưng xem qua thì thấy chi tiết này rất phức tạp khi tháo lắp, nên nếu kiểm tra thấy giảm sóc còn hoạt động tốt thì theo mình không nên tháo chi tiết này
Kiểm tra độ nhún và phục hồi của giảm xóc trước
Độ nhún và phục hồi còn tốt. Hoạt động êm nên mình không sửa chữa.

4. Bảo dưỡng cổ phốt:
Xem phần 3-19 trong sách HDSC
Dựng chân chống giữa, nâng gầm xe lên.
Nắm 2 càng trước của xe (Đầu dưới của giảm xóc trước) lắc nhẹ về trước và sau. Nếu thấy bị kẹt cứng, hoặc quá lỏng thì phải điều chỉnh lại cổ phốt.
Một hiện tượng nữa khi xe bị kẹt cổ phốt đó là khi chạy ta thấy tay lái nặng, bẻ lái trải/phải bị sượng tay
Căn chỉnh cổ phốt làm như hướng dẫn trên mục 3-19. Chủ yếu tác động vào 3 vòng đai ốc và siết chặt


5. Bảo dưỡng trục bánh xe sau

No comments:

Post a Comment